1. Tên điểm: Đền thờ các
vua Trần
2. Địa chỉ: thôn Tam Đường, Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình
3. Vị trí địa lý: - Tọa độ: 20° 36' 06'' /106° 08' 23''
Tam Quan
Đền Trần (thôn Tam Đường, Hưng Hà, Thái Bình)
4. Đặc điểm: Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà
- Thái Bình) đất phát nghiệp, nơi đặt mộ tổ, các vua, hoàng hậu và công
chúa Nhà Trần, được Bộ VH - TT & DL công nhận là khu di tích lịch
sử (DTLS) quốc gia. Đền thờ các vua Trần - người xưa gọi là Thái Đường
Lăng, được coi là nơi phát tích, nơi sinh tồn phát triển và dựng nghiệp
của triều đại nhà Trần.
Cách đây hơn 700 năm, tại đây, các vị vua khai nghiệp nhà Trần sinh ra
và khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã
lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần
đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông hung hãn bậc nhất thời đó
.
Trong cả ba cuộc kháng chiến đó, sau thành Thăng Long, mảnh đất Long
Hưng - Ngự Thiền đều là nơi nhà Trần chọn làm hậu cứ để xuất nhập thần
kỳ.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua
anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông
và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ
Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Hưng Đạo...
Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương
triều Trần như đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân
Nguyên - Mông lần thứ ba (17 tháng 3 năm 1288).
Mùa hạ 1312 vua Trần Minh Tông đi tuần thú biên giới phía Nam về, cũng
làm lễ báo tiệp tại lăng các tiên đế tại Thái Đường Phủ Long Hưng.
Tháng 11 - 1390 với chiến thắng của Trần Khát Chân tại cửa Hải Thị -
Ngự Thiên giết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga, Vua Trần Thuận
Tông cũng về Long Hưng bái yết để dâng công chiến thắng lên tổ tiên.
Đặc biệt mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các
bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên
tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu
băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng
miếu phụng thờ.
Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần:
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi
qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng,
Dự Lăng, Quy Đức Lăng. Trong 4 vị hoàng hậu thì 2 vị được ghi rõ là
Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông), Tuyên Từ Hoàng
Thái Hậu (em gái Khâm Từ). Hai vị còn lại khả năng là Thuận Thiên Hoàng
Thái Hậu (vợ vua Trần Thái Tông) và Nguyên Thánh Thiện Bảo hoàng thái
hậu (vua Trần Thánh Tông).
Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị trong các di tích về thời đại nhà Trần
trong cả nước.
Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các
không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh… kế
thừa và phát huy kiến trúc đình làng.
Riêng toà hậu cung Đền Trần có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian,
trên diện tích 359 m2, tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống
rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động. Tòa Hậu Cung
- Chính cung thờ:
1, Linh vị cụ
Trần Kinh (Truy tôn Mục tổ Hoàng đế)
2, Linh vị cụ
Trần Hấp (Truy tôn Linh tổ Hoàng đế)
3, Linh vị
Nguyên Tổ Trần Lý (Truy tôn Nguyên tổ Hoàng đế)
4, Thánh Tượng
Thái Tổ Trần Thừa (Truy tôn Thái tổ Hoàng đế). Ông là con trưởng của
Trần Lý. Tháng 10 năm Bính Tuất (1226) ông chính thưc vào ngôi Thượng
Hoàng để củng cố Vương Triều, xây dựng đất nước. Thượng Hoàng băng ở
cung Phụ Thiên năm Giáp Ngọ thứ 3 (1234) tháng Giêng ngày 18. Mộ táng
tại Thọ Lăng Thái Đường. 12 năm sau khi ông mất, ông được truy tôn là
Thái Tổ.
- Bên phải thờ
Thánh Thượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Ông là một nhân vật kiệt
xuất đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữu nước thời Trần. Ông qua
đời vào năm Giáp Tý (1264). Hiện có đình thời và lăng mộ tại xã Liên
Hiệp, Hưng Hà.
- Bên trái thờ
Thánh Thượng Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Sinh thời bà là người con
gái tái sắc vẹn toàn, bà đã dàn xếp mọi bất bình nội tộc để củng cố
niềm tin và đoàn kết chống thù trong giặc ngoài, xây dựng vương triều
phát triển. Bà mất năm 1259, hiện có đền thờ và lăng mộ tại xã Liên
Hiệp, Hưng Hà. Tòa Đệ Nhị
- Chính giữa là
ban thờ Thánh tượng vua Trần Thái Tông (Miếu hiệu của Trần Cảnh 1218 -
1277). Ông là đời vua đầu tiên của triều Trần, là con trưởng của
Trần Thừa, được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi năm Ất Dậu (1225), năm
Mậu Tý (1258) nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng. Đến năm 1277
ngày 1 tháng 4 (AL), ông băng hà thọ 60 tuổi mộ táng ở Chiêu Lăng -
Thái Đường.
- Bên trái thờ Thánh
tượng vua Trần Thánh Tông (Miếu hiệu của Trần Hoảng 1240 - 1296).
Ông là đời vua thứ hai Triều Trần, là con trưởng Vua Thái Tông. Năm
1258 được vua cha nhường ngôi làm vua 21 năm. Năm Giáp Thân (1284)
nhường ngôi cho Nhân Tông làm Thượng Hoàng, băng hà vào ngày 25
tháng 5 năm Canh Dần (1290) thọ 51 tuổi. Mộ táng ở Dụ Lăng - Thái Đường.
- Bên phải thờ Thánh tượng
vua Trần Nhân Tông(Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 - 1308). Ông là đời vua
thứ ba của triều Trần, là con trưởng vua Thánh Tông. Năm 1293 (Kỷ Tỵ)
nhường ngôi cho con là Anh Tông làm Thượng Hoàng và xuất gia.
Năm Mậu Thân (1308) ngày 3 tháng 11 (ÂL), ông băng hà ở Am Ngọa Vân Yên
Tử (Đông Triều Quảng Ninh) thọ 51 tuổi. Thi hài được hỏa táng theo phép
nhà Phật.
Xá lỵ của ông được gửi gắm ở 3 nơi, 3 đỉnh tam giác địa chính trị
quân sự dưới triều đại nhà Trần. Đó là Thái Đường (Long Hưng) Tức
Mặc (Nam Định) và Yên Tử (Quảng Ninh). Tòa Bái Đường
Thờ Ngai
và bài vị của hội đồng các quan, tả thờ Văn quan, Hữu thờ Võ tướng
triều Trần.
Ngoài ra
trong quần thể đền thờ các vua Trần còn có Đền thánh thờ Quốc công tiết
chế Trần Hưng Đạo, đền thờ Mẫu...Hiện nay quần thể di tích đang tiếp
tục được xây dựng và hoàn thiện với tổng diện tích 22 ha.
Lễ hội đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã được Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 18 tháng
Giêng Âm lịch.
Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần thuộc xã Tiến Đức (huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử
văn hóa di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút các nhà
nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa, mà còn là một điểm du lịch có giá
trị đặc biệt. Nguồn tài liệu tham khảo:
http://v1.dentranthaibinh.com/lược-sử-tóm-tắt-về-khu-di-tích-lịch-sử-đền-thờ-các-vua-trần-ở-thái-bình.html
5. Mối liên kết với nền địa lý
Trên diện tích 5175 m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo
đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm
giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu
cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ
các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan. Đền Trần cách
Hưng Yên 17 km, cách thành phố Nam Định 25 km, cách Phủ Lý 30 km và
cách thành phố Thái Bình 30 km.
Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các
công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không
gian, như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn
cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống
kiến trúc dân tộc - kiến trúc đình làng. Riêng Toà hậu cung đền Trần là
một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám
gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những
người thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy
linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động. 6. Chỉ dẫn đường đi + Hà Nội – Thái Bình (75 km):
Xe lưu thông theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đi khoảng 38 km đến
vòng xuyến chuyển hướng đi vào QL38B. Đi khoảng 5km (qua Bưu điện Duy
Tiên), rẽ trái vào QL38B. Đi tiếp theo QL38B khoảng 8 km (qua chợ Hòa
Mạc, Cầu Yên Lệnh) thì rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh/QL39A. Đi tiếp
đến vòng xuyến đi vào lôi thứ 3 ra QL39A. Tiếp tục đi theo QL39A khoảng
14,5 km (qua cầu Triều Dương, Bưu điện Hưng Nhân) rẽ phải, đi tiếp 700m
rẽ trái. Đi tiếp 100m rẽ phải, đi tiếp 600m rẽ phải, đi tiếp 70m
đến Đền Trần (xã Tiến Đức,
Hưng Hà, Thái Bình)
+ Hải Dương – Thái Bình (54 km):
Xe lưu thông theo hướng đường Nguyễn Lương Bằng --> đường Thanh Bình
--> đường Trường Trinh, đến vòng xuyến rẽ trái vào Đại lộ
30/10/QL37B. Tiếp tục đi theo Đại lộ 30/10/QL37B khoảng 5 km đến vòng
xuyến thì đi chếch về bên phải vào QL38B --> Đi theo QL38B khoảng 13
km thì chếch về bên trái qua Cầu Cống Neo. Đi khoảng 1,8 km rẽ trái vào
QL38B. Đi tiếp 15km, rẽ trái vào TL200. Sai đó đi tiếp 5,5 km đi chếch
về bên phải để vào TL200, đi tiếp khoảng 200m rẽ trái vào QL39A (Cửa
hàng vàng bạc Ngọc Hải) --> Đi theo QL39A khoảng 7km (qua cầu Triều
Dương) rẽ phải, đi tiếp 700m rẽ trái. Đi tiếp 100m rẽ phải, đi tiếp
600m rẽ phải, đi tiếp 70m đến Đền
Trần (xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình)
+ Hải Phòng – Thái Bình (100 km):
Lưu thông về hướng đường Lạch Tray – Phạm Văn Đồng/TL353--> Qua Cầu
Rào (sông Lạch Tray) --> Tiếp tục lưu thông theo đường Phạm Văn
Đồng/TL353 --> Đi qua trạm thu phí Dương Kinh --> QL 5B/ĐCT04
--> Qua cầu Thái Bình (sông Thái Bình) --> Đi tiếp theo QL5B qua
cầu Tứ Xuyên --> Qua cầu vượt Gia Lộc, đi hướng về trạm thu phí Gia
Lộc, sao đó rẽ trái vào QL38B. Đi theo QL38B khoảng 10 km thì
chếch về bên trái qua Cầu Cống Neo. Đi khoảng 1,8 km rẽ trái vào QL38B.
Đi tiếp 15km, rẽ trái vào TL200. Sai đó đi tiếp 5,5 km đi chếch về bên
phải để vào TL200, đi tiếp khoảng 200m rẽ trái vào QL39A (Cửa hàng vàng
bạc Ngọc Hải) --> Đi theo QL39A khoảng 7km (qua cầu Triều Dương) rẽ
phải, đi tiếp 700m rẽ trái. Đi tiếp 100m rẽ phải, đi tiếp 600m rẽ phải,
đi tiếp 70m đến Đền Trần
(xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình).