Đình Lưu

1. Tên điểm: Đình Lưu
2. Địa chỉ:
Thôn Trung – xã Đông Phương -  huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình
3. Vị trí địa lý:
   
- Tọa độ: 20° 37' 06'' /106° 24’58''


Đình Lưu 1


Đình Lưu (xã Đông Phương, huyện Đông Hưng)

Đình Lưu 2


Hình ảnh bên ngoài đình













4. Đặc điểm:
Đình Lưu trước tiên được xây dựng để thờ Nam Hải Đại Vương (Tức Đức Thần Hoàng). Theo thần tích của làng cho biết dưới Thời An Dương Vương, vua Thục mắc mưu quân Triệu Đà nên để đất nước rơi và tay giặc. Khi đó Vũ Cao Lỗ tướng công và một số trung thần con vua đã cùng ông Đồng phó tướng luyện binh. Được tin vua Thục thua trận rẽ nước xuống Trấn Thuỷ Phủ, hai ông chỉ còn biết kêu trời lạy đất cho quân sỹ trở về. Hai ông cho lui tới địa đầu vùng an lạc và cho quân nghỉ ở thôn An Vĩnh, nằm nghỉ trong miếu hai ông mộng thấy Thục An Dương Vương than vãn và phán rằng: Thượng đế đã phán xét chuẩn cho được trở lại Lang Cung và truyền phong làm Nam Hải trần trị hoành hợp các cửa sông để xoá đi cho tội lỗi đã qua vì trước đây hiếu thảo phụng sự Đồng Đình Đại đã có công, ngoài ra hiện thân đã nhận việc là phối hợp với Đông Tây Bắc Hải các vị Long Vương Đi cứu giúp dân cấy trồng được sinh lợi. Nói xong hai ông không thấy bóng dáng Thục An Dương Vương mà thấy một vị quan ở cổ Miếu An Lạc xuất hiện. Tay trung thần cầm đao chiến của Thương đế trao cho 2 ông, 2 ông đọc tờ chiếu, đọc xong trông lên cũng không thấy vị thần quan đâu, 2 ông liền ra sân lạy tạ Hoàng Thiên và quyết tâm thực hiện lời chiếu. Tiếp từ đó về sau các cửa sông, bờ biển nếu có gió bão, thuỷ tai dẫn đến đê điều bị phá huỷ, các vị thần đã luôn giúp dân trấn trị và hoành hợp thu được kết quả khả quan rất lớn. Do vậy các nơi đã lập đền miếu thờ tự – các vua trần gian hạ phối đều nam cấp duệ, hiện theo cửa sông thuộc phương nào là phong sắc với hàm vị: Đông – Tây –Nam – Bắc Hải vĩnh trấn Đại Vương (theo đại học sĩ lễ bộ thượng thư: Sử thần Nguyên Bính Soạn). Năm canh ngọ 115 sao tư bản gốc ở xã An Lạc trên đề Đình Lưu xã Đông Phương – Huyện Đông Hưng- cùng phùng sự (Thờ Nam Hải Đại Vương).


Một vị thần cũng được phối thờ ở Đình Lưu đó là ông Khổng Phúc Thần – Hiệu là Phúc Thần ông Khổng Duệ Triết Hoàng Nghị Đại Vương sau cải chính là: Uy Phức Khổng Chiêu Duệ Triết Nam Hải đại Vương nên năm Cảnh Hưng Triều Hậu Lê (1740 – 1784 dương lịch). Sự tích của Đại Vương là địa phận xứ Phúc Lộc trong một vùng đất có một gò cao ước độ 3 sào diện tích vào thời Đinh Tiên Hoàng Đế năm thứ II. Trên gò đất ấy vào ngày 11/3 có một ông già dáng người đoan trang, lão mạo, râu tóc bạc đứng nhìn cục đất chỗ nước chảy từ xa, dân chúng ra hỏi cụ nói: Tôi là Uy Phúc Khổng Chiêu đến xem hình đất này. Hôm sau cụ đã hoá ở đây, đất mới bồi kín cả thi hài thành mộ địa. Sau đó 10 ngày nhân dân sở tại trong thôn xã, người cũng như gia súc đầu bị đau, tình hình lộn xộn. Do vậy dân chúng lập đàn cầu được yên lành ở trời đất. Nhân ngày đêm tán đàn nhân dân được mộng thấy một ông già mặc áo vàng cưỡi ngựa trắng hô bảo rằng: Ta là Uy Phức Khổng Chiêu Đại Vương vâng lệnh thượng đế làm thần của người. Vậy dân lập đền thờ phụng là minh thiếp sẽ không còn lo sợ nữa. Nói rồi cưỡi ngựa đi ngay. Nhân dân theo hướng lập Miếu thờ tự ông ngay xứ ấy và từ đó nhân dân được yên lành, cầu được bình an lễ ngài là dân tình ổn định, dân chúng làm ăn phồn thịnh tươi vui.
Sau đó thời Hậu Lê vua Cảnh Hưng truyền ngôi cho tư vương (Vua nối) Thần ở đây được sắc đã gia phong chữ đẹp vào Duệ như sau: Phúc Thần ông Khổng Duệ Triết Hoàng Nghị Đại Vương. Sắc vào chuẩn uy cho nhân dân Phương xá, Đình Lưu và Miếu xứ Phúc Lộc Phụng Sự. Lễ chính ngày 6 tháng Giêng.
Hàng năm ngày thường các vị được phối thờ ở đình ngày lệ chính. Hiện thần sắc cộng có 10 đạo phong tặng do các Vua Triều Nguyễn cho Nam Hải Đại Vương và một đại thời Lê cho ông Khổng Phúc Thần các tư liệu thành tích của tiến sĩ Phạm Quang Huân Á Thần của Đình Lưu đã được tỉnh, Huyện công nhận là danh nhân của địa phương. Về chính sử cũng như đăng khoa lục còn ghi họ Phạm ở đây còn thêm 1 tiến sĩ áo giáp đỗ khoa Lê Bảo Thái thứ 8, Phạm Công Thế đã tham gia phong trào Vua Lê Chúa Trịnh, bị Chúa trịnh Giang giết năm 1841 dương lịch, nhân dân đã bầu là Hậu Thần với Duệ Hiệu là Trung Liệt Đại Phu (bia đá ở từ đường và đình Lưu, Đình Thượng cũ đã có ghi).
Hơn thế nữa Đình Lưu trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến còn là nơi chôn cất dấu cán bộ cách mạng là bệnh viện của quân đội, là nơi hội họp của nông dân thời kỳ đấu tranh đòi giảm tô....
Đình Lưu đã được Bộ Văn hóa công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày nay, Đình Lưu đã trở thành điểm đến tâm linh cho du khách thập phương mỗi khi đến thăm quê lúa Thái Bình.
Nguồn tài liệu tham khảo: ditichlichsuvanhoa.com/dttc/ĐINH-LUU-a687.html
5. Mối liên kết với nền địa lý
Đình Lưu nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng. Nơi đây có một tuyến kênh rất dài, chạy  dọc theo tuyến đường lên UBND xã Đông Phương. Xung quanh Đình là các hộ dân cư tập trung đông đúc. Phía trước đình có bãi đất rộng được ví như sân khấu ngoài trời – là nơi tổ chức các hoạt động của cư dân trong xã như hội thao, diễn tập, cắm trại.
6. Chỉ dẫn đường đi
+ Hà Nội – Thái Bình (105 km): Xe lưu thông theo hướng Hà Nội – QL5 --> Đi khoảng 63 km, di chuyển theo lối rẽ hướng vào đường QL38B --> Tiếp tục đi chuyển theo QL38B khoảng 10,5 km (qua cầu Tràng Thưa) --> rẽ trái vào TL392/TL20A --> Đi tiếp 2,5 km rẽ phải vào TL396B --> Qua cầu Di Linh --> Tiếp tục đi theo TL 396B đến Cầu Hiệp --> Tiếp tục đi theo TL 396B, đi khoảng 3,5 km rẽ trái --> Đi tiếp 5 km nữa thì rẽ trái vào TL217/TL396B --> Đi tiếp 5,3 km rẽ phải tại trạm xăng nhập vào QL10. Tiếp tục đi thêm 500 m rẽ trái vào TL217/TL456 --> Đi tiếp 2,5 km rẽ trái --> đi chếch về bên trái 1 km sau đó rẽ phải về hướng đường Liên Xã --> Đi tiếp 30 m, bên phải là Đình Lưu ( Xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình).
+ Hải Dương – Thái Bình (50 km): Xe lưu thông theo hướng đường Lê Thanh Nghị - Trường Chinh – Ngô Quyền --> Đi theo TL39B, qua cửa hàng xăng dầu Petrolimex, rẽ về hướng QL38B --> TL 396B --> Qua Cầu Di Linh --> Đi theo TL 396B đến Cầu Hiệp --> Tiếp tục đi theo TL 396B, đi khoảng 3,5 km rẽ trái --> Đi tiếp 5 km nữa thì rẽ trái vào TL217/TL396B --> Đi tiếp 5,3 km rẽ phải tại trạm xăng nhập vào QL10. Tiếp tục đi thêm 500 m rẽ trái vào TL217/TL456 --> Đi tiếp 2,5 km rẽ trái --> đi chếch về bên trái 1 km sau đó rẽ phải về hướng đường Liên Xã --> Đi tiếp 30 m, bên phải là Đình Lưu ( Xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình).
+ Hải Phòng – Thái Bình (70 km): Lưu thông về hướng đường Lạch Tray – Phạm Văn Đồng/TL353 --> Qua Cầu Rào (sông Lạch Tray) --> Tiếp tục lưu thông theo đường Phạm Văn Đồng/TL353 --> Đi qua trạm thu phí Dương Kinh --> QL 5B/ĐCT04 --> Đi theo hướng QL10 --> Tiếp tục đi theo QL10, qua cầu Tiên Cựu (sông Bắc Hưng Hải) đến Thế giới di động Vĩnh Bảo --> Đi theo QL37 --> Đi khoảng 230 m, rẽ phải theo hướng QL10, đi tiếp 17 km (qua bến xe khách Vĩnh Bảo) rẽ trái vào TL456/TL217. Đi tiếp 2,5 km rẽ trái --> đi chếch về bên trái 1 km sau đó rẽ phải về hướng đường Liên Xã --> Đi tiếp 30 m, bên phải là Đình Lưu ( Xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình).

7. Hình ảnh:



Đình Lưu 3


Gian thờ chính của đình


Đình Lưu 4


Cổng đình nhìn từ bên trong

Đình Lưu 5


Gian thờ chính

Đình Lưu 6


Di tích được xếp hạng quốc gia