1. Tên điểm: Đền Đồng Bằng
2. Địa chỉ: Thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình
3. Vị trí địa lý: - Tọa độ: 20° 37' 38'' /106° 23’08''
- Đền Đồng Bằng nằm kề quốc lộ 10, thuộc thôn Đào
Động – vùng đất trải dài 2km, rộng 1km, cách thành phố Thái Bình 20 km,
cách thành phố Hải Phòng 60km.
Đền Đồng Bằng
Khu vực bán đồ lễ trước khi vào Đền
4. Đặc điểm: Đền Đồng Bằng là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp,
một điểm du lịch hấp dẫn của vùng quê lúa Thái Bình. Toàn bộ khu di
tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn, bao gồm hệ thống các đền,
miếu, am, tháp, gọi chung là 6 phủ: 1 đền chính (đền Đức Vua) và 5 đền
khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát. Tọa
lạc trên khuôn viên rộng 11.000 mét vuông, hòa quyện vào cảnh vật thiên
nhiên hữu tình, trải dài trên địa phận hai xã An Lễ, Đông Hải. Cách đó
không xa là đền thờ đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương).
Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí từ thời Lý đến thời
Nguyễn. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn
thư, hoành phi, câu đối, đại tự... hình thức vẫn còn khá nguyên vẹn.
Trong phủ điện thờ, ngày đêm không ngớt tiếng đàn hát của các đội chầu
văn. Theo văn hóa dân gian thì “hầu đồng” là một nghi thức quan trọng
trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần. Bởi vậy, “hầu đồng” là một
nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt ở đây, thu hút người xem rất đông.
Có thể nói, đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống
trong văn hoá làng xã Bắc Bộ nhưng lại ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế
những năm đầu thế kỷ. Đó là nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng
diêm, âu cũng là sự giao thoa văn hoá và cũng từ đó càng làm gia tăng
vẻ đẹp mê hồn của ngôi đền độc nhất vô nhi trên vùng đất này.
Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng được Bộ Văn Hóa cấp bằng công
nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1986. Đền Đồng Bằng là
nơi thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình người có công lớn trong việc bình
thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ
khai. Đền có sắc phong Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng
Đẳng Linh Thần. Từ cuối thế kỷ 13 còn là nơi tưởng nhớ hưng đạo đại
vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng hoàng thân cúc thích nhà trần
có công lớn trong ba lần đại phá quân nguyên mông và lập nên 8 trang
Đào Đồng xưa. Tục truyền vào đời vua Hùng Vương thứ 18 nước nhà bị giặc
ngoại bang xâm lấn, triều đình đẫ điều động binh hùng tướng giỏi để
chống giặc xong thế giặc mạnh quân triều đình không chống đỡ nổi,triều
đình đã phải lập đàn Triệu Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy
thần làng Đào Động đã phò Vua dẹp tan giặc giữ và có công đầu trong
việc trấn giữ 8 cửa bể phía tây. Đất nước thái bình ngài được sắc phong
" Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng
Linh Thần" và từ đó nơi đây là địa linh được cả nước hướng vọng.
Ban đầu đền Đồng Bằng chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm trong cảnh
quan sông nước hữu tình của đất Đa Dực xưa, tới thời tiền Lê đền đã
được xây dựng mở rộng thành 5 cung và 4 ban thờ công đồng khang trang
hoàng tráng và được liệt vào tứ cố cảnh là Đào Đồng, Lộng Khê, Tô đê, A
Sào.
Đầu thế kỷ XIII khi giặc nguyên mông tràn vào bờ cõi nước nam, Đào Động
lại là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến binh nhung nhà Trần. Trước
khi xung trận, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng về dâng hương cửa đền
cầu nguyện âm phù. Sau ba lần đại thắng quân nguyên nhà Trần đã đầu tư
công sức, tiền của về tôn tạo cửa đền. Phò mã Nguyễn chí Nghĩa và
thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đã ngưỡng mộ trước cảnh đền người đã
vịnh bài thơ hiện còn lưu lại trên bức cuốn thư hiện còn lưu lại trên
cung đệ nhị.
Nói về kiến trúc đền Đồng Bằng là ngôi đền lớn nhất giữ vị trí trung
tâm trong cả quần thể di tích tại An Lễ. Đến trước năm 1945 các cụ ghi
lại trên đất An Lễ bây giờ có hàng chục di tích có từ thời Hùng
Vương và thời Hai Bà Trưng nhưng nổi bật là đền thờ vĩnh công và đền
thờ các quan lớn của ngài. Nói riêng về đền Đồng Bằng thờ Vĩnh Công đại
vương tức đức vua Bát Hải, đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, toàn
bộ khu đền rộng với tầng tầng lớp lớp, các cung cửa 13 tòa, 66 gian
liên hoàn khép kín rất nguy nga bề thế. Các mảng kiến trúc của công
trình rất mềm mại hài hòa với các nét trạm trổ tinh vi, hàng trăm câu
đối, đại tự, cuốn thư sơn son thiếp với các chủ đền về tứ quý, quý
linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất
sống động và đời thường.
Đối với những người tín ngưỡng đền Đồng Bằng là ngôi đền linh thiêng
bậc nhất để họ đi trình về tạ, còn đối với du khách nam thanh nữ tú thì
đền Đồng Bằng như một viên ngọc quý đặt giữa vũng quê Thái Bình dạt dào
sóng lúa. Cổng đền là một công trình kiến trúc hoàng tráng theo kiểu
vọng lâu tam tòa đời Nguyễn. Bước qua cổng tam quan, du khách đã đi vào
sân chính nội tự, là nơi tổ chức đại lễ tế công đồng trong những ngày
lễ trọng, cũng như là nơi tổ chức các chiếu chèo trong lễ hội xưa.
Đền Đồng Bằng có kiến trúc theo kiểu tiền công hậu đinh bao gồm 5
cung thờ chính. Điểm ấn tượng đầu tiên khi bước vào đền là những chạm
khắc ở cung đệ tứ, các cụ ngày xưa kể lại rằng có được những cái đẹp
hoàn mỹ đó vì hiệp thợ không phải làm khoán công, cứ việc trổ hết tài
mà hoàn thành tác phẩm. Tiếp sau là cung đệ tam, nếu cung đệ tứ đồ sộ,
đầy ắp những bài trí thiết tự phong phú thì cung đệ tam lại như sự
thanh hư thoát tục. Và nếu cung đệ tam giản dị thanh u hướng nội
tâm,thì cung đệ nhị như mở ra những cảnh sắc mới. Tiếp sau cung đệ nhị
là cung đệ nhất thờ vọng đức vua Bát Hải, theo các cụ xưa ghi lại thì
cung này được xây vào thời Lý, thờii kỳ mà Đào Động được cho là đứng
đầu trong tứ cố danh thắng. Cấm cung đền đồng bằng là nơi thờ thiêng
liêng nhất của đền, gọi là cung cấm vì lệ xưa không phải ai cũng vào
đuợc. Cung cấm đền Đồng Bằng được coi là linh thiêng vì hội đủ ngũ
hành" Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ". Chính giữa trung tâm cung cấm là miệng
giếng cổ,tương truyền đây chính là giếng nước mà Vĩnh Công ẩn thân
ngàysinh. Đối với những người tín ngưỡng thì một chút nước giếng này
rất quý,có tác dụng trừ tai ách và đem lại may mắn.
Mỗi người đến lễ cầu đều mang tâm trạng riêng, nỗi niềm riêng
nhưng có lẽ tất cả đều gặp nhau ở chung một điểm đó là lòng thành kính
khi hướng về đức vua cha. Huyền thoại về Hồ Vĩnh Công hay đó chính là
vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn người Việt. Vẻ đẹp của ngôi đền ngoài vẻ
đẹp của kiến trúc những nét xưa dáng cũ còn vương lại trên những nét
trạm khắc tinh xảo của cố nhân ta còn cảm nhận được vẻ đẹp đã được thần
thánh hoá, lung linh hoá lên rất nhiều lần qua lăng kính của khách
viếng hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam đã làm nên
cho chiều sâu của lịch sử là những khát vọng, những ước nguyện của muôn
đời. Hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch). Nhưng
quanh năm, vẫn có nhiều đoàn người đến tham quan và dâng hương. Nguồn tài liệu tham khảo:
1.
http://thaibinhtourism.com.vn/Tin-Tuc/DTDT/548_Su-tich-den-Dong-Bang;
2.
http://vov.vn/du-lich/tung-bung-khai-hoi-den-dong-bang-o-thai-binh-437071.vov) 5. Mối liên kết với nền địa lý
Đền Đồng Bằng tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm, giữa đồng lúa bát ngát
thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng nay là làng Đồng
Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình. Dưới thời Tiền Lê,
đền được mở rộng và được xếp vào “Tứ cố cảnh”của nước Việt. Từ cuối thế
kỷ XIII, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn cùng các hoàng thân, các danh tướng nhà Trần đã có công ba lần
đánh bại quân Nguyên Mông. 6. Chỉ dẫn đường đi + Hà Nội – Thái Bình (100 km):
Xe lưu thông theo hướng Hà Nội – QL5 --> Đi khoảng 64 km, di chuyển
theo hướng vào đường QL38B --> Tiếp tục di chuyển theo QL38 B -->
Đi khoảng 7,5 km, rẽ trái vào TL392 --> Đi tiếp 2,5 km rẽ phải vào
TL396B --> Qua cầu Di Linh --> Tiếp tục đi theo TL 396B đến Cầu
Hiệp --> Tiếp tục đi theo TL 396B --> Đi khoảng 3,5 km rẽ trái
--> Đi thêm 1 km, rẽ trái vào hướng ĐT 455/TL216 --> Đi thêm 5,2
km thì rẽ phải --> Đi tiếp 3km rẽ trái --> đi khoảng 350m rẽ trái
--> rẽ trái đến Đền Đồng Bằng
(xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình).
+ Hải Dương – Thái Bình (105 km):
Xe lưu thông theo hướng đường Lê Thanh Nghị - Trường Chinh – Ngô Quyền
--> Đi theo TL 39B --> QL 38B --> TL 396B --> Qua Cầu Di
Linh --> Đi theo TL 396B đến Cầu Hiệp --> Tiếp tục đi theo TL
396B --> Đi khoảng 3,5 km rẽ trái --> Đi thêm 1 km, rẽ trái vào
hướng ĐT 455/TL216 --> Đi thêm 5,2 km thì rẽ phải --> Đi tiếp 3km
rẽ trái --> đi khoảng 350m rẽ trái --> rẽ trái đến Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh
Phụ, Thái Bình).
+ Hải Phòng – Thái Bình (60 km):
Lưu thông về hướng đường Lạch Tray – Phạm Văn Đồng/TL353 --> Qua Cầu
Rào (sông Lạch Tray) --> Tiếp tục lưu thông theo đường Phạm Văn
Đồng/TL353 --> Đi qua trạm thu phí Dương Kinh --> QL 5B/ĐCT04
--> Đi theo hướng QL 10 --> Tiếp tục đi theo QL10 đến Thế
giới di động Vĩnh Bảo --> Đi theo QL37 --> Đi khoảng 230 m, rẽ
phải theo hướng QL10 qua bến xe khách Vĩnh Bảo --> Tiếp tục đi theo
QL10 khoảng 12 km thì rẽ phải --> đi khoảng 350m thì rẽ trái -->
đi khoảng 300 m, rẽ phải --> Đền
Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình).
7. Hình ảnh:
Đền Đồng Bằng
Khu vực dâng hương, sắp lễ
Khách thập phương dâng hương lam lễ tại Đền
Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng
Khung cảnh trong đền
Gian hàng giới thiệu các ấn phẩm ở khu vực trong đền