Đình Hậu Trung

1. Tên điểm: Đình Miếu Hậu Trung và Hậu Thượng
2. Địa chỉ:
xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
3. Vị trí địa lý:
         
- Tọa độ: 20° 33' 06'' /106° 14’50''


Đình Hậu Trung 1


Đình Hậu Trung

Quang cảnh lễ hội 2


Quang cảnh lễ hội













4. Đặc điểm:
Cụm di tích Lịch sử - Văn hoá Đình miếu Hậu Trung và miếu Hậu Thượng được công nhận di tích theo quyết định số 1851-VH/QĐ ngày 14 tháng 11 năm 1989. Đây là một quần thể kiến trúc được xây dựng gắn liền với lịch sử dân tộc và là công trình kiến trúc độc đáo để thờ Đức Tiền Lý Nam Đế - Lý Bí, người đã có công đánh đuổi giặc Lương lập lên nước Vạn Xuân. Di tích gồm có 3 công trình kiến trúc: Đình Hậu Trung, miếu Hậu Trung, Miếu Hậu Thượng. Cùng với sự thay đổi của thời gian và sự thăng trầm của lịch sử cụm di tích đã qua nhiều lần tu bổ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.


Đình và hai miếu được xây dựng theo kiến trúc tổng thể hình chữ “Đinh” có 5 gian tường xây bằng gạch, mái lợp ngói mũi; trải qua hàng trăm năm nên rất rêu phong cổ kính. Phía trước là 5 gian nhà tiền tế (nhà Bái đường) kết cấu có 24 cột gỗ lim được chia đều thành 4 hàng, mỗi hàng có 6 cột tạo thế vững chãi; mái được dàn bằng gỗ. Phía trong là hậu cung gồm 3 cung, cung cấm ở vị trí trong cùng; trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử Hậu cung đã bị hư hỏng nặng nhưng với tấm lòng thành kính cán bộ và nhân dân địa phương đã có kế hoạch trùng tu, phát tâm công đức, đóng góp khôi phục lại và bây giờ đã được bê tông hoá. Điểm hội tụ chung cả 3 công trình là: Thờ các vị thần, Đức Tiền Lý Nam Đế và linh nhâm Hoàng Thái Hậu. Đình, miếu Hậu Trung còn lưu được 12 sắc phong, Miếu Hậu Thượng còn lưu giữ được nhiều sắc phong theo thứ tự là: Hồng Triệu Nam Bang Kinh Dương Vương thiên tử - Lý Nam Đế thánh tổ nhân Hoàng đế - Nam Hải Đại Vương - Tiền Lý Nam Đế linh nhâm Hoàng Thái Hậu.
Nét nổi bật chung của cả 3 công trình kiến trúc là Phía trong- trên mái tại các phần làm bằng gỗ còn lưu lại các thông tin bằng chữ Hán và được chạm khắc nổi hình nhiều linh vật, nhiều hoa văn tinh xảo. Miếu thôn Hậu Trung còn lưu lại được nhiều thông tin: Chính phía trên cửa có hai chữ Hán với ý nghĩa là: “linh miếu”; hai bên - trước miếu có hai bia đá, một bia ghi bằng chữ Hán, một bia ghi bằng chữ Quốc ngữ, bia ghi lại những thông tin về khu di tích. Theo nội dung ghi trên bia đá thì Đình Hậu Trung được khởi công xây dựng lại vào tháng 4 năm 1933 và hoàn thành vào mùa xuân Bính Tuất 1934. Cùng với hai bia đá còn có tượng đắp hai ông lục sĩ đó là quan văn và quan võ đây là 2 ban được Lý Bí thiết lập khi xưng Đế.
Hàng năm địa phương mở lễ hội Vạn Xuân vào ngày 10/3 đến ngày 12/3 âm lịch để nhân dân địa phương và quý khách thập phương đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước đồng thời tham quan di tích văn hoá- để tận mắt chiêm ngưỡng tài năng sáng tạo, óc thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân đã được thể hiện trong công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật đã tồn tại hàng trăm năm nay tại nơi đây.
Nguồn tài liệu tham khảo: https://www.facebook.com/people/%C4%90%C3%ACnh- i%E1%BA%BFu-H%E1%BA%ADu-Trung/100008734426205
5. Mối liên kết với nền địa lý
Miếu Hậu Thượng là một công trình kiến trúc nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Miếu được toạ lạc trên đất thôn Hậu Thượng xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; diện tích khuôn viên di tích được quy hoạch là 1704 m2. Đình, miếu thôn Hậu Trung nằm ở vị trí thôn Hậu Trung 1, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khuôn viên khu di tích đã được quy hoạch 1700 m2 gồm có Đình và miếu với một sân chung; Đình được xây dựng theo hướng Tây Nam và Miếu được xây dựng theo hướng Đông Nam.
6. Chỉ dẫn đường đi
+ Hà Nội – Thái Bình (95 km): Xe lưu thông theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đi khoảng 38 km đến vòng xuyến chuyển hướng đi vào QL38B. Đi khoảng 5km (qua Bưu điện Duy Tiên), rẽ trái vào QL38B. Đi tiếp theo QL38B khoảng 8 km (qua chợ Hòa Mạc, Cầu Yên Lệnh) thì rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh/QL39A. Đi tiếp đến vòng xuyến đi vào lối thứ 3 ra QL39A. Tiếp tục đi theo QL39A khoảng gần 9 km (qua cầu Triều Dương, Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Hàn) rẽ phải vào Đê. Đi tiếp 400 m rẽ trái tại Đê --> Đi thêm 60m rẽ phải, đi tiếp 400 m rẽ phải --> Đi tiếp 600m rẽ phải hướng về Đê --> Đi tiếp 500m rẽ trái vào Đê -->  Đi tiếp 11 km, qua chùa Linh Quang thì rẽ trái. Sau đó đi tiếp 1,5 km rẽ phải vào TL226/TL453 --> Đi tiếp khoảng 7 km rẽ phải vào TL224 (qua nghĩa trang liệt sĩ Chí Hòa) --> Đi tiếp khoảng 2km rẽ trái vào Đê, qua bến đò Hậu Thượng. Đi thêm 2 km rẽ trái vào Dốc UBND --> Đi thêm 100 m rẽ phải vào Liên Xã --> Đình, miếu Hậu Trung và Miếu Hậu Thượng (xã Bạch Đằng, Đông Hưng, Thái Bình).
+ Hải Dương – Thái Bình (65 km): Xe lưu thông theo hướng đường Lê Thanh Nghị - Trường Chinh – Ngô Quyền --> Đi theo TL39B, qua cửa hàng xăng dầu Petrolimex, rẽ về hướng QL38B --> TL 396B --> Qua Cầu Di Linh --> Đi theo TL 396B đến Cầu Hiệp --> Tiếp tục đi theo TL 396B, đi khoảng 3,5 km rẽ trái --> Đi tiếp 5 km nữa thì rẽ trái vào TL217/TL396B --> Đi tiếp 5,3 km rẽ phải tại trạm xăng nhập vào QL10. Tiếp tục đi thêm 4 km rẽ phải vào QL39A. Đi thêm 7,2 km rẽ trái vào QL39A cũ --> Đi tiếp 700m rẽ phải --> đi tiếp 700 m rẽ trái, đi thêm 2,5 km rẽ trái vào TL455 --> Đi 1,5 km rẽ phải vào Liên Xã --> Đình, miếu Hậu Trung và Miếu Hậu Thượng (xã Bạch Đằng, Đông Hưng, Thái Bình).
+ Hải Phòng – Thái Bình (85 km): Lưu thông về hướng đường Lạch Tray – Phạm Văn Đồng/TL353 --> Qua Cầu Rào (sông Lạch Tray) --> Tiếp tục lưu thông theo đường Phạm Văn Đồng/TL353 --> Đi qua trạm thu phí Dương Kinh --> QL 5B/ĐCT04 --> Đi theo hướng QL 10 -->  Tiếp tục đi theo QL10 đến Thế giới di động Vĩnh Bảo --> Đi theo QL37 --> Đi khoảng 230 m, rẽ phải theo hướng QL10, đi tiếp 20 km (qua bến xe khách Vĩnh Bảo, Cầu Nguyễn) rẽ  phải về hướng QL39A. Đi tiếp hơn 7 km, rẽ trái vào QL39A cũ --> Đi tiếp 700m rẽ phải --> đi tiếp 700 m rẽ trái, đi thêm 2,5 km rẽ trái vào TL455 --> Đi 1,5 km rẽ phải vào Liên Xã --> Đình, miếu Hậu Trung và Miếu Hậu Thượng (xã Bạch Đằng, Đông Hưng, Thái Bình).

7. Hình ảnh:



Đình Hậu Trung 3


Miếu Hậu Trung


Đình Hậu Trung 4


Miếu Hậu Trung

Đình Hậu Trung 5


Bên trong miếu Hậu Trung

Đình Hậu Trung 6


Miếu Hậu Trung