1. Tên điểm: Chùa Từ Vân
2. Địa chỉ: Thôn Bình Minh, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình
3. Vị trí địa lý: - Tọa độ: 20°25'32"/106°13'46"
Bên ngoài chùa Từ Vân
Chùa Từ Vân
4. Đặc điểm: Chùa Từ Vân nằm tại thôn Bình Minh - xã Bách Thuận - huyện Vũ
Thư - tỉnh Thái Bình. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp
quốc gia theo quyết định số 100/VHQG, ngày 21 tháng 01 năm 1989.
Theo thần phả của dòng họ Nguyễn Kim và kết luận của phòng bảo tồn, bảo
tàng thuộc sở văn hoá thông tin Thái Bình về kiểm kê di tích năm 1976
thì: Chùa Từ Vân tên chính từ trước là chùa Phật Bà - “Từ Vân Tự”. Chùa
Phật Bà có cội nguồn lịch sử như sau: “Từ Vân Tự” khi xưa (vào thời Lê
-Trịnh) có một sư nữ và hai vãi đồng. Sư nữ trụ trì hiệu là Phúc Lai
(tức Nguyễn Thị Uyển Trà ) là con gái của ông Nguyễn Công, Uyển Trà mồ
côi mẹ từ còn nhỏ, nết na, học giỏi, nổi danh tài ngữ, là chị gái của
Nguyễn Kim Nho. Hai vãi đồng là Diệu Chính và Diệu Khai.
Thuở ấy nhà Lê suy đồi chúa Nguyễn và chúa Trịnh phân tranh Nam, Bắc
gây ra cảnh đói khổ lầm than, nông dân nổi dậy khắp nơi chống lại triều
đình. Sư Phúc Lai đã nói với cha và kế mẫu bỏ tiền ra phát chẩn 5 lần
liền cứu được cả vùng đỡ được một phần đói rét. Chúa Trịnh luôn đem
quân đi đàn áp khắp nơi. Trước đó vùng này nổi lên nhiều cuộc bạo động
phù Lê diệt Trịnh. Chúa Trịnh rất phẫn nộ mượn thế tàn sát cả vùng.
Nhân vụ Nguyễn Lệ (Bác ruột của bà Uyển Trà ) trước làm Đông cung giảng
dụ dạy Thái tử Lê Huy Vĩ, sau làm trưởng quân cho Thái tử, bỗng Lê Huy
Vĩ đột ngột qua đời. Trịnh Sâm cho là “ yếu nhân giam cầm đánh đập”lấy
cớ đem quân về Tru di họ hàng Nguyễn Lệ đồng thời tàn sát dân làng
Thuận Vi và các vùng lân cận. Được tin đó từ nhà cho đến trong họ,
ngoài làng đều kéo nhau đi lánh nạn, bỏ cả tổng cả nhà mà đi.
May thay có bà Thái Phi họ Nguyễn là mẹ Trịnh Sâm, nhân ngày xuân đi lễ
đền Gòi về đền Sòng cùng đi với Sâm một chuyến thuyền. Khi thuyền quân
về đến Thuận Vi, Trịnh Sâm cho một toán quân lên đốt phá nhà của anh em
Nguyễn Lệ, Nguyễn Công và dò xét rồi về tâu lại rằng: “Tất cả dân mấy
làng đều trốn hết không còn một người nào, duy chỉ có một ngôi chùa đầu
làng trong đó có hai vãi sư đang tụng kinh niệm phật, không rõ họ có
đạo phật gì mà bình tĩnh như thế ?”
Thái Phi nghe tâu, truyền lệnh cho đại quân phải đóng thuyền ra giữa
sông Hồng Hà không được một người nào lên bờ, riêng để Trịnh Sâm dẫn
một đạo quân nhỏ đến trực ở cửa Chùa chờ lệnh của Thái Phi tuyệt nhiên
không được bạo động. Khi Trịnh Sâm đem quân đến trước cửa chùa thấy
diễn ra một thảm kịch rất ly kỳ:
Trên gác Tam quan một vị sư nữ vận cà sa, đeo tràng hạt đứng rất trang
nghiêm không cử động, hai mắt sáng quắc. Dưới sân gác có hai nữ sư ni
đứng dưới hai gốc cây bồ đề, một người than khóc rất thê thảm, một
người cười rất giòn giã, vui vẻ. Trịnh Sâm sai hai thị vệ gươm kề vào
cổ hai người mà hỏi, hai người càng khóc, càng cười khiến Trịnh Sâm
thêm phần căm tức chỉ mong được lệnh của Thái Phi để ra oai trị tội.
Trông ra đã thấy Thái Phi đến, xuống kiệu và quỳ trước sân chùa, kêu
khấn trong giây lát thì tiếng cười, tiếng khóc đều im lặng. Khi ấy Sư
ni trên gác mới xuống sân rỉ tai Thái Phi một hồi lâu, không rõ những
gì, rồi khoan thai đi vào chùa. Thái Phi và Sâm về thuyền cách một đêm,
sáng hôm sau Trịnh Sâm cho thiết triều tại đình làng Thuận Vi để Thái
Phi ban nhiều điều lành cho dân làng.... Lạ thay cho quân đội họ Trịnh,
đáng lẽ đi tàn sát mà lại hoá ra đi thi ơn, may thay cho dân vùng này
đáng lẽ phải chết dần mà nay thành sống sót.... Việc này xảy ra giữa
năm Tân mão (Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 17 ) năm 1771 đến năm Nhâm Thìn
này cách đây trên 240 năm.
Đền ơn người đã cứu mạng của Sư nữ Phúc Lai (Uyển Trà). Ghi nhớ công ơn
bà đã có kế sách lui quân chúa Trịnh, giữ yên cho dân làng được sống
thanh bình. Sau này nhân dân quanh vùng lập thờ tôn bà là vị Nhân Thần.
Từ đó “ Từ Vân Tự” được gọi là chùa Phật Bà, ngôi chùa nổi tiếng linh
thiêng là như vậy. Chùa Từ Vân là một phần của quần thể di tích lịch sử
,văn hoá. Được xây dựng trên thế đất mang nét“Sơn kỳ thuỷ tú” tự nhiên,
hài hoà giữa các yếu tố “Thiên, địa, nhân”. Từng hoạ tiết trang trí ở
chùa đều thể hiện tấm lòng cởi mở, vị tha và sự từ bi hỷ xả của Đức
Phật. Đường nét, hoạ tiết của tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng thể hiện
vẻ nghiêm trang và mềm mại, uy vũ mà bao dung. Sau khi được nhà nước
công nhận di tích lịch sử, đáp ứng nhu cầu của phật tử khắp nơi, chùa
đã được trùng tu xây dựng với nhiều hạng mục: Ngôi đại hùng bảo điện,
nhà Thánh mẫu và toàn bộ khuân viên. Khánh thành tháng chạp năm Canh
Dần. Hàng tháng, hàng năm vào ngày tuần tiết, chùa vọng tiếng chuông
ngân, khói hương lan toả, nhân dân và phật tử khắp nơi lại tựu về tụng
kinh niệm phật và dâng hương nơi thờ Thánh Mẫu. Nguồn tài liệu tham khảo:
http://sovhttdl.thaibinh.gov.vn/ct/News/Lists/ditichlichsuvanhoa/View_Detail.aspx?ParentID=&ItemId=20 5. Mối liên kết với nền địa lý
Chùa Từ Vân cách thành phố Thái Bình trên 10km. Phía Bắc là cầu Tân Đệ,
phía Tây nam giáp với sông Hồng uốn lượn theo dải phù sa màu mỡ. Ngôi
chùa nằm ngay dưới chân đê, trên đường dẫn vào UBND xã Bách Thuận. Ngôi
chùa nằm ngay khu làng vườn Bách Thuận nơi mà từ xa xưa nhân dân trong
làng đã có nghề trồng dâu nuôi tằm và trồng các cây hoa, quả, cảnh, cây
hương dược liệu. 6. Chỉ dẫn đường đi + Hà Nội – Thái Bình (95 km):
Xe lưu thông theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đi khoảng 32 km
chuyển hướng đi vào cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
--> Nút giao thông Đại Xuyên --> Nút giao thông
Liêm Tuyền --> Rẽ trái vào đường Hà Huy Tập/QL 21B/Đại lộ
Thiên Trường Nam Định --> Đi tiếp qua trạm thu phí BOT
Mỹ Lộc --> Tiếp tục đi theo Đại lộ Thiên Trường -->
Qua cầu vượt Nam Định --> QL10/QL38B -->
Cầu Tân Đệ --> Qua trạm thu phí rẽ phải về hướng Đê --> Rẽ
trái vào Đê --> đi tiếp khoảng 1km đến Chùa Từ Vân (Xã Bách Thuận, huyện Vũ
Thư, Thái Bình).
+ Hải Dương – Thái Bình (80 km):
Xe lưu thông theo hướng đường Lê Thanh Nghị - Trường Chinh – Ngô Quyền
--> Đi theo TL 39B --> QL 38B --> TL 396B --> Qua Cầu Di
Linh --> Đi theo TL 396B đến Cầu Hiệp --> Đi theo TL 396B và TL
217 --> QL 10 --> Qua Cầu Nguyễn --> Đi theo QL 10 --> Đi
thẳng theo QL39A/QL10 (Thị trấn Đông Hưng) --> Cầu Hòa Bình
(sông Trà Lý) --> Đi theo QL10, qua Cầu Nhất, Vũ Thư --> Đến ngã
tư rẽ trái --> Rẽ trái --> Rẽ phải, đi vào Đê, đi thêm 1km thêm
đến Chùa Từ Vân (Xã Bách
Thuận, huyện Vũ Thư, Thái Bình).
+ Hải Phòng – Thái Bình (100 km):
Lưu thông về hướng đường Lạch Tray – Phạm Văn Đồng/TL353--> Qua Cầu
Rào (sông Lạch Tray) --> Tiếp tục lưu thông theo đường Phạm Văn
Đồng/TL353 --> Đi qua trạm thu phí Dương Kinh --> QL 5B/ĐCT04
--> Đi theo hướng QL 10 --> Tiếp tục đi theo QL10 đến Thế giới di
động Vĩnh Bảo --> Đi theo QL37 --> Đi khoảng 230 m, rẽ phải theo
hướng QL10 qua bến xe khách Vĩnh Bảo --> Tiếp tục đi theo QL10
khoảng 40 km, thì rẽ phải vào QL10 (Thị trấn Vũ Thư)--> đi
khoảng 4,5 km thì rẽ trái --> Rẽ trái --> Rẽ phải, đi vào Đê, đi
thêm 1km thêm đến Chùa Từ Vân
(Xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, Thái Bình).